Trung Quốc Phạm_(họ)

Thời xa xưa ở Trung Quốc thường người ta lấy địa danh mình sinh sống, lấy sắc phong hoặc lấy theo họ của chủ mà mình thờ làm họ. Họ Phạm cũng không ngoài quy luật đó.

Theo Nguyên Hà Tính ToảnLộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc và thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ bá. Do vậy, con cháu nhận Đỗ (杜) làm họ.

Vào cuối đời Tây Chu, Chu Tuyên Vương tin vào những điều huyền hoặc, quan thượng đại phu là Đỗ Bá không làm theo nên bị giết, khi đó có quan hạ đại phu là Tả Nho can rằng: "Những chuyện huyền hoặc ngày nay sao nhà vua lại quá tin như vậy. Nếu nhà vua giết Đỗ Bá thì kẻ hạ thần e rằng người nước ngoài nghe thấy những chuyện huyền hoặc cũng đem lòng khinh bỉ, xin nhà vua nghĩ lại". Người đời sau thương Đỗ Bá là người trung, mới lập đền thờ, gọi là"miếu Đỗ Chủ"cũng gọi là"Hữu tướng quân miếu".

Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, rồi được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đó là thời đầu nhà Đông Chu, Chu U Vương, 781 TCN-771 TCN.

Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội. Đó là ông tổ của họ Phạm. Sĩ Hội "là người tín nghĩa, ôn hòa mà không nhu nhược, uy nghiêm mà không dữ tợn". Ông có công trong việc trị quốc và dẹp yên những nước Xích Địch. Chu Định Vương (607-571 TCN) cho ông phẩm phục chức thượng khanh và kiêm chức thái phó, lại được phong ở đất Phạm. Từ đó con cháu của Sĩ Hội đều đổi thành họ Phạm. Sĩ Hội là Phạm Mạnh, con là Phạm Mang, cháu là Phạm Phường.

Một thời gian sau đó quyền lực nước Tấn bị chia sẻ vào tay tám họ, rồi bốn họ, rồi nước Tấn bị chia làm ba nước Hàn, Triệu, Ngụy. Sử gọi ba nước đó là Tam Tấn. Thời kì đó là đời vua Chu Kính Vương thứ 28 tức năm 492 TCN. Họ Triệu lấy danh nghĩa vua Tấn kết hợp với họ Hàn và họ Ngụy đánh họ Phạm và họ Trung Hàng. Phạm Cát Xạ và Trung Hàng Di phải cố thủ ở Triều Ca (kinh đô nhà Thương cũ). Cuối cùng thành Triều Ca vỡ, con cháu họ Phạm phải chạy sang nước Tề rồi kể từ đó đi lưu lạc khắp nơi.

Nhân vật nổi bật

Gồm cả họ Phạm 范 và họ Phạm 範.